Khám phá sự tinh tế trong nghệ thuật trà đạo

0
2566

Khám phá sự tinh tế trong nghệ thuật trà đạo

Trà là một thói quen có tự ngàn đời. Thưởng trà là tập tục không thể thiếu trong sinh hoạt của người Trung Hoa xưa.

Trung Quốc là cái nôi của trà đạo, bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ uống. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa ngàn năm lịch sử. Việc thưởng trà cũng là một nghệ thuật. Để có thể có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt. mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.

Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat hằng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu trà. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.

Nếu như Trà là văn hóa, thì pha trà và uống trà là một nghệ thuật

Không chỉ đơn giản là một thói quen, thưởng trà còn được nâng lên thành một nét nghệ thuật từ cách pha trà cho đến uống trà.

Có nhiều cách để pha một ấm trà. Đơn giản thì cho trà vào tách sau đó đổ nước sôi vào chờ vài giây rồi có thể mang ra thưởng thức.

Để có một ấm trà ngon, thì việc chuẩn bị nguyên liệu trà, nước, ấm pha trà, và chén dùng trà cũng phải tuân theo một yêu cầu nhất định.

Trước tiên lá trà phải lựa để phơi khô phải là lá trà khỏe, tươi không bị dập nát, trải qua quá trình sơ chế, sao khô hạ thổ. Tại sao phải hạ thổ, theo lí giải của người Trung Hoa xưa, thì ngọn trà khi được hái xuống đã tiếp nhận dương khí của trời, để cân bằng âm dương, thì trà xao khô phải được hạ thổ để nhận tinh khí từ đất. Đồng nghĩa đất trời giao hòa, âm dương cân bằng.

Nước pha trà có thể là là nước giếng, nước mưa hay nước suối… Người xưa thường dùng một mạch nước nhỏ từ trong lòng núi chảy ra,hay nước từ băng tuyết tan từ những cành hoa, ngọn cây nên trà pha lên có hương vị đặc biệt khác lạ.

Ấm và chén dùng để pha trà thường được dùng là gốm sứ, có tính giữ nhiệt và đảm bảo vị tươi ngon và lưu giữ tốt nhất hương thơm của trà.

Chén uống trà nên để chén loại nhỏ, chỉ vừa đủ 1-2 ngụm trà, uống trà nhâm nhi để cảm nhận hương vị của nó từ đầu lưỡi đồng thời chén trà nhỏ đủ uống để người uống được uống trà nóng.

Cách uống trà là không thống nhất một kiểu, mỗi vùng miền, địa phương lại có cách thưởng thức trà, có văn hóa trà đạo khác nhau.

Nếu như người Bắc Kinh thích dùng trà hoa nhài. Nhưng ghé sang Thượng Hải, Chiết Giang thì người dân tại đây lại thích uống trà xanh, Phúc Kiến thì trà đen còn người miền Nam tỉnh Hồ Nam thì lại dùng trà gừng muối để tiếp khách.

Về nghi lễ dùng trà thì không có sự thống nhất. Như tại Bắc Kinh nếu bạn là người được mời trà thì một vị khách như mình nên đứng dậy tay đỡ chén trà, sau khi nói cảm ơn thì mới uống. Còn ở khu vực Quảng Đông bạn nêm khum tay lại để đón nhận ly trà từ chủ nhà sau đó gõ gõ 3 lần vào bàn để thể hiện sự cảm ơn. Đây là một hình thức bắt đầu từ đời vua Khang Hy khi cải trang làm thứ dân đi vi hành và khi rót trà cho bá quan văn võ mọi người đều không tiện khấu đầu cảm ơn nên đã gõ 3 lần vào bàn thay cho khấu đầu cảm ơn. Từ đó cách thức này dùng để cảm ơn khi ai đó gắp thức ăn hay mời trà.

Tại sao nói thưởng trà là một nghệ thuật?

Thưởng trà của người xưa không đơn giản chỉ là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà mà tương tư về kiếp nhân sinh, thưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại đôi điều về lời dạy của cổ nhân, đôi khi tức cảnh sinh tình mà đưa ra câu đối, hoặc vì ngẫu hứng mà nghe đàn tì bà hay cổ cầm.

Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã đến thanh khiết.

Trà và Đạo hàm nghĩa thâm sâu

Trà Đạo đòi hỏi khá phức tạp từ khâu dụng cụ tới cách pha chế, hay tâm tính của người pha chế trà.

Về sự phức tạp của văn hóa trà đạo thì phải kết hợp nhiều công đoạn khác nhau như rửa trà, tráng ly, lọc trà rồi rót trà. Mùi cũng như hương vị của trà sẽ quyết định tất cả, đó là điều quan trọng nhất để bạn có thể đánh giá một tách trà có ngon hay là không? Chén uống trà cũng chỉ dùng với loại nhỏ chứa khoảng 2 ngụm nước. Ấm pha trà thông thường là làm từ đất sét tráng men. Với một lượng trà vừa đủ không nhiều, không ít rồi tùy vào từng loại trà mà kết hợp với nhiệt độ nước phù hợp mà pha. Có loại nước phải thật nóng nhưng có loại chỉ cần đủ ấm là có thể pha được. Có loại thì cần phải chờ cho nước ngấm vị trà mới mang ra uống nhưng có loại thì không cần để ngấm lâu…

Thời Trung Hoa cổ xưa, Đạo hiện diện trong tất cả các ngành nghề, và con

Kỳ thực “Đạo” có ý nghĩa chân chính là cho chúng ta biết rằng: trong vũ trụ mọi sự vật, gồm sự vận chuyển của Thiên thể, sự sinh sôi của loài người, sự thay đổi các triều đại, vòng sinh lão bệnh tử của đời người, chúng đều là theo Đạo mà vận hành, đều là có quy luật nhất định. Thành, Trụ, Hoại, Diệt ấy đều là quy luật của vũ trụ. Cho nên con người có thể “Phản bổn quy chân”, trở về với bản tính tiên thiên, bởi vì bản tính tiên thiên ấy là chân chính, là thiện lương, là liên thông với vũ trụ, như vậy mới có thể đạt tới cảnh giới Thiên nhân hợp nhất, Đạo pháp tự nhiên. Đó chính là “Đạo” mà người tu hành xưa kia thường hay nhắc tới.

Nguồn: Sưu tầm

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây