Ấm tử sa trong văn hoá thưởng trà Hà Nội

0
667

Ấm tử sa sản xuất tại làng gốm Bát Tràng, Hà Nội, làm từ loại đất tử sa, mang phong cách cổ kính, được người thợ gốm chế tác thủ công qua nhiều công đoạn cầu kỳ, cùng đó là nghệ thuật thưởng trà tạo lên nét tinh tuý trong văn hoá thưởng trà Hà Nội.

Thưởng trà, pha trà được xem là một môn nghệ thuật, nuôi dưỡng tinh thần, những nét đẹp văn hóa, những phong tục của con người và đất nước. Từ lâu, nghệ thuật thưởng trà đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa Việt. Tách trà ngoài tác dụng dưỡng tâm, tĩnh trí, thư giãn tinh thần, còn thể hiện sự hiếu khách của gia chủ mỗi khi khách đến chơi nhà. Nghệ thuật trà Việt rất chú trọng các yếu tố nước pha trà, chọn trà, tiếp đến là bình và ấm trà, cuối cùng là bạn thưởng trà.

Với người dân Thủ đô, nét tinh túy phản ánh qua việc sử dụng ấm tử sa trong nghệ thuật thưởng trà. Theo những người có kiến thức uyên thâm về trà, ấm tử sa có đặc điểm không tráng men khi nung qua nhiệt độ cao lên khi pha trà sẽ có hương vị các thành phần khoáng chất có lợi như canxi, kẽm, sắt,… có sẵn trong đất dùng sản xuất ấm tử sa. Quá trình pha trà, lớp khoáng kết tinh trong gốm, hoà quyện với nước trà, giúp giảm độ gắt của nước trà, bởi vậy, nước trà sẽ dịu nhẹ, hương vị thanh khiết lôi cuốn hơn rất nhiều. Nhiều người yêu trà còn yêu thích bộ ấm chén tử sa bởi dùng càng lâu màu sắc càng trầm mặc mang một vẻ đẹp cổ kính.

Để có bộ ấm tử sa độc đáo tôn lên nghệ thuật thưởng trà của người Hà Nội, những người thợ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội phải chế tác thủ công qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ.

Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng phác thảo thiết kế ấm tử sa
Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng phác thảo thiết kế ấm tử sa
Từ bản thiết kế, đất tử sa được xử lý tạp chất, xay nhuyễn thành hồ rót và vào các khuôn để tạo hình thân ấm.
Từ bản thiết kế, đất tử sa được xử lý tạp chất, xay nhuyễn thành hồ rót và vào các khuôn để tạo hình thân ấm.
Kỹ thuật dùng khuôn kết hợp quá trình đông kết đất tử sa tạo ra thân ấm ở dạng thô.
Kỹ thuật dùng khuôn kết hợp quá trình đông kết đất tử sa tạo ra thân ấm ở dạng thô.
Thân ấm được hình thành khoảng 30 phút trong khuôn đúc.
Thân ấm được hình thành khoảng 30 phút trong khuôn đúc.
Sau đó ấm được người thợ Bát Tràng gọt bỏ các phần thừa và làm mịn thân ấm bằng bàn xoay.
Sau đó ấm được người thợ Bát Tràng gọt bỏ các phần thừa và làm mịn thân ấm bằng bàn xoay.

Quai và vòi được người thợ gắn vào thân ấm.
Quai và vòi được người thợ gắn vào thân ấm.
Khác với phần thân ấm, chén kèm theo được tạo hình trực tiếp trên khuôn bàn xoay.
Khác với phần thân ấm, chén kèm theo được tạo hình trực tiếp trên khuôn bàn xoay.
Một công đoạn gọt rũa làm đẹp cho chén.
Một công đoạn gọt rũa làm đẹp cho chén.
Khay đĩa đựng bộ ấm được làm thủ công.
Khay đĩa đựng bộ ấm được làm thủ công.
Công đoạn nắp ấm trong quá trình gọt rũa để khớp với miệng ấm tử sa.
Công đoạn nắp ấm trong quá trình gọt rũa để khớp với miệng ấm tử sa.
Những chiếc ấm tử sa được làm thủ công có kích cỡ, hình dáng đều nhau và có độ chính xác cao trước khi đưa đi nung ở nhiệt độ cao.
Những chiếc ấm tử sa được làm thủ công có kích cỡ, hình dáng đều nhau và có độ chính xác cao trước khi đưa đi nung ở nhiệt độ cao.
Ấm tử sa là loại ấm có chất liệu thô phác từ đất. Vì vậy chỉ cần nghe tiếng nắp ấm cạo vào miệng ấm lạo xạo là người dùng dễ dàng nhận biết ngay đấy là ấm tử sa.
Ấm tử sa là loại ấm có chất liệu thô phác từ đất. Vì vậy chỉ cần nghe tiếng nắp ấm cạo vào miệng ấm lạo xạo là người dùng dễ dàng nhận biết ngay đấy là ấm tử sa.
Các bộ ấm tử sa hoàn chỉnh đều có thẩm mỹ rất cao được những người yêu trà ưa thích.
Các bộ ấm tử sa hoàn chỉnh đều có thẩm mỹ rất cao được những người yêu trà ưa thích.

Nguồn: Báo điện tử ĐCSVN

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây