Quy trình sản xuất trà ô long

0
2202

Quy trình sản xuất trà ô long

Trà ô long là giống trà đặc biệt và quy trình chế biến cũng rất nghiêm ngặt không giống với các giống trà khác. Trà khi chế biến không sử dụng bất lỳ phụ gia hay hương liệu nào khác nên giữ được vị ngon vốn có của trà. Để có được giống trà như vậy đòi hỏi điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng, canh tác.

Trà ô long
Trà ô long

Hiện nay trà ô long được trồng ở rất nhiều nơi, nhưng đặc biệt là Lâm Đồng, Đà Lạt, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, có độ cao hợp lý, có nhiều sương mù rất thích hợp với trồng trà. Cách sản xuất trà ô long rất nghiêm ngặt, phương thức sản xuất hữu cơ, sử dụng phân bón vi sinh đạt chuẩn và từ cách thu hái, chăm sóc mới có được thành phẩm trà ngon.

Đặc biệt, trà ô long còn trải qua quá trình lên men phức tạp từ 36 – 48 tiếng sau khi thu hoạch. Đây là cách làm kích thích hợp chất enzyme để thức tỉnh hương thơm của trà.

Sau đây, là quy trình sản xuất trà ô long theo giai đoạn như sau:

1. Thu hoạch trà:

Trà ô long được thu hái theo búp gồm 1 tôm, hai – ba lá non. Quy trình hái trà cũng rất quan trọng, phải lựa chọn kỹ lưỡng từng lá trà, đảm bảo lá không bị sâu, màu xanh mướt, tươi, hái đúng thời gian, đúng độ dài của búp trà. Sau khi hái xong, phải để nơi khô thoáng, không ẩm ướt, phơi chè ngay sau khi hái tránh dập nát, chuyển đến nhà máy chế biến để làm héo ngay, vậy thì mới đảm bảo được độ tươi ngon của từng búp trà.

Thu hoạch trà ô long
Thu hoạch trà ô long

2. Làm héo trà:

Ở giai đoạn này, làm héo trà trải qua quá trình héo nắng và héo mát để đảm bảo trà đủ khô nhưng không mất hương vị.

– Héo nắng: Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, trà lúc phơi sẽ bốc hơi, giảm hàm lượng nước và trọng lượng của trà trong tế bào, bắt đầu kích thích lên men của trà, tạo hương thơm của trà.

Làm héo trà ô long
Làm héo trà ô long

– Héo mát: Sau khi phơi nắng đã xong, trà sẽ được đưa vào phơi trong phòng lạnh, đảo trộn nhẹ trà, canh trà kỹ lưỡng giúp trà từ từ thoát hơi nước. Giai đoạn này giúp trà ô long bớt chát, tạo vị ngọt tạo nên đặc trưng của trà.

3. Quá trình lên men:

Đây là quy trình quan trọng nhất của trà ô long, người ta tiến hành quay thơm làm dập lá trà, tạo điều kiện tiếp xúc không khí làm tăng quá trình oxy hóa làm lên men tự nhiên. Thời gian lên men là từ 1 – 2 giờ, giai đoạn này không nên đảo, trộn trà lên, để yên trà giúp quá trình lên hương thơm, màu sắc đẹp đúng chuẩn của trà ô long.

4. Xào trà:

Sau giai đoạn lên men, tiến hành sao trà để diệt men giúp màu nước xanh tươi, làm vỡ hoạt tính của enzim, giảm độ ẩm của trà, diệt men càng nhanh càng tốt.

5. Vò chuông và sấy dẻo:

Vận dụng lực xoay tròn, cho trà vào máy tự động vò trà ma sát lẫn nhau, làm tiết tinh chất của trà ngấm vào bề mặt của lá trà, làm trà mềm giúp cho lúc tạo hình dễ hơn và thành phẩm ngon hơn.

Hình dáng trà ô long
Hình dáng trà ô long

 

6. Tạo hình:

Trà được cho vào máy ép, sấy nóng, tạo dạng viên, đánh tơi trà, trong vòng 5 tiếng chúng ta đã có những viên trà hình tròn. Những búp trà đã được vo tròn, xiết chặt, sấy khô nhưng lúc cầm lá trà vẫn có độ mềm.

7. Sấy định hương:

Tiếp tục sấy trà để làm khô, nhiệt độ khoảng 100 – 105 độ C, công đoạn này làm giảm tỷ lệ nước, ổn định các chất trong trà, giúp hương vị của trà đậm đà và thơm lâu.

8. Thành phẩm:

Trà ô long sau khi pha xong
Trà ô long sau khi pha xong

Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, tiến hành phân loại trà, phân thành những loại có kích thước giống nhau, lọc sàng vụn trà để đưa về công đoạn cuối cùng. Phân loại xong sẽ đóng gói theo quy cách và yêu cầu của thị trường.

Trên đây là quy trình sản xuất ô long đạt chuẩn mà các công ty chế biến đầy kinh nghiệm sản xuất trà đã thực hiện, trà đưa ra thị trường tiêu thụ phải đảm bảo chất lượng là trên hết và đem lại hài lòng cho tất cả khách hàng trải nghiệm.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây